Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0907 557 409 - 0868.901.070

Kinh doanh chậu hoa nhựa

icon-yahoo icon-yahoo
Tel: 0898512544
Email: quangcaothietbinhua@gmail.com

Anh Nguyên

icon-yahoo icon-yahoo
Tel: 0907557409
Email: la_nguyen85@yahoo.com
Tin tức

Quy trình sản xuất giá đỗ sạch, năng xuất và hiệu quả kinh tế

Ngày Đăng : 10/04/2018 - 7:28 PM

Làm giá đỗ rất đơn giản tuy nhiên làm thế nào để sản xuất kinh doanh với sản lượng lớn, ổn định, giá đỗ thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng như: trắng, giòn, độ mập vừa phải, giá không thâm, thối, không có mùi, không nhớt...lại là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

Làm giá đỗ rất đơn giản tuy nhiên làm thế nào để sản xuất kinh doanh với sản lượng lớn, ổn định, giá đỗ thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng như: trắng, giòn, độ mập vừa phải, giá không thâm, thối, không có mùi, không nhớt...lại là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.   

1. Tổng quan về giá đỗ và chất lượng giá đỗ Giá đỗ được sản xuất từ hạt đậu xanh, được xem là một loại rau mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong giá đỗ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất (Protein, Vitamin C, Acid Folic, Enzyme…).

Giá đỗ ngày nay còn được sử dụng trong ăn kiêng, một chén giá đỗ chứa khoảng 26 Kalo, 3gr protein, 6gr carbonhydrate và 2gr chất béo. Giá đỗ cũng được xem là một chất dinh dưỡng có thể ngăn ngừa ung thư do trong thành phần có những enzyme có thể kháng lại carcinogens (các tác nhân gây ung thư). Ngoài ra giá đỗ cũng có chức năng tăng cường miễn dịch vì có chứa một số enzyme có hoạt tính chống ô xy hóa (antioxidants). Tuy nhiên để đảm bảo dinh dưỡng của giá đỗ không bị mất đi khi chế biến giá đỗ kết hợp với gan lợn không nên xào lẫn hoặc ăn hai thứ cùng lúc, vì chất đồng(Cu) trong gan sẽ khiến vitamin C trong giá bị ôxy hóa, làm giảm chất lượng dinh dưỡng của giá đỗ.

 

Làm giá đỗ không khó tuy nhiên để giá đỗ đạt sản lượng cao, chất lượng tốt thì các kỹ thuật cũng như kinh nghiệm là điều rất cần thiết khi sản xuất với sản lượng lớn mang tính chất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất giá đỗ người ta thường gặp phải một số vấn đề không mong muốn như: hạt nẩy mầm không đều, thân mầm phát triển chậm, mầm giá nhỏ và ngắn không đều, thường bị thối hoặc thâm thân mầm giá, đôi khi bị nhớt giá, khi ra giá có mùi hôi khó chịu, thời gian bảo quản ngắn dẫn đến chất lượng kém và sản lượng ra giá thấp…

  2. Nguyên nhân làm cho giá có sản lượng thấp, chất lượng không cao Nguyên nhân thứ nhất: Do chất lượng hạt không đảm bảo, hạt để quá lâu, quá trình bảo quản hạt không tốt, hạt hút ẩm hoặc bị côn trùng gây hại làm giảm lượng dinh dưỡng trong phôi hạt. Hạt đậu xanh dùng để sản xuất giá đỗ cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau: hạt mẩy, đều hạt, không bị sâu mọt, không bị nép lửng, không nhiễm nấm mốc, được bảo quản cẩn thận, không để quá lâu. Nguyên nhân thứ hai: Do quá trình ngâm hạt chưa đúng kỹ thuật và không phù hợp với điều kiện sản xuất.

Trong quá trình ngâm hạt thì yếu tố thời gian ngâm hạt rất quan trọng Thời gian ngâm hạt phụ thuộc vào những yếu tố sau:

      Một là: Phương pháp ủ hạt. Phương pháp ủ hạt ở đây chính là phương thức sản xuất. Tức là ủ bằng các dụng cụ truyền thống tự chế (lu, vại, thùng…) hay ủ bằng máy tự động, bán tự động. Ủ bằng máy thường cho chất lượng mầm giá đồng đều hơn, sự phát sinh mùi ít hơn tuy nhiên đôi khi vẫn gặp tình trạng giá bị nhớt, thâm đen phần đầu mầm.

      Hai là: Thời gian ngâm hạt phụ thuộc vào từng giống, chất lượng và thời gian bảo quản hạt giống. Nếu chất lượng hạt giống tốt (hạt mẩy, đồng đều) thì thời gian ngâm là ngắn hơn. Hạt giống để quá lâu cần giảm thời gian ngâm hạt, bởi hạt để trong thời gian dài thì chất lượng hạt đã giảm phần nào, đồng thời sự ngủ nghỉ của hạt gần như không còn. Do vậy thời gian ngâm hạt cần điều chỉnh ngắn hơn.

Về sinh lý thực vật mà nói một số hạt giống có thời gian ngủ nghỉ bắt buộc người ta thường tăng thời gian ngâm hạt và bổ sung thêm GA3 để phá vỡ “sự ngủ nghỉ” của hạt từ đó thúc đẩy quá trình nảy mầm. Ba là: Thời gian ngâm hạt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu. Trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ cao cần giảm thời gian ngâm hạt, bởi ở điều kiện này hạt hô hấp rất mạnh và nhanh, cần nhiều ôxi (sự thông thoáng) nếu ngâm quá dài trong nước hạt sẽ bị thiếu ôxi, khi thiếu ôxi hạt hô hấp yếm khí, quá trình cung cấp năng lượng cho hạt nảy mầm bị cản trở dẫn đến tỷ lệ nảy mầm không cao, không đồng đều.

Ngược lại trong điều kiện lạnh, khô nên ngâm hạt trong nước ấm, với thời gian dài hơn để tạo thuận lợi cho quá trình hô hấp của hạt xảy ra hoàn toàn. Khi nhiệt độ xuống thấp (mùa đông) các phản ứng hóa sinh trong hạt diễn ra chậm hơn do đó cần ngâm hạt với thời gian dài hơn. Thực tế ôxi trong nước thường thấp hơn nhiều so với trong không khí, do vậy ngâm hạt liên tục trong nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của hạt, quá trình hô hấp của thực vật nói chung rất cần ôxi.

Vì vậy để tăng sản lượng giá, chất lượng giá ở giai đoạn ngâm hạt đôi khi cần áp dụng phương pháp ngâm “phân đoạn” mục đích là để tăng khả năng tiếp xúc của hạt với không khí (ôxi). Phương pháp này thực chất là giảm hô hấp yếm khí (hô hấp vô hiệu).

Chẳng hạn nếu tổng thời gian ngâm hạt là 6(h) thì ta chia làm 3 giai đoạn ngâm: cứ ngâm 1-1,5(h) lại vớt hạt để ráo nước 10-15 phút, sau đó lặp lại 2 lần như trên. Phương pháp này tốn công nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt, thân mầm giá mập hơn, giảm phát sinh mùi, giảm độ nhớt của giá. Tóm lại không nên ngâm hạt trong nước với thời gian quá dài, hay quá ngắn điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng nảy mầm của hạt, sức sống và sự “vươn dài” của mầm sau này, thêm nữa là mầm giá có thể phát sinh mùi hôi khó chịu do sự phát triển của nấm khuẩn gây mùi và hoạt động hô hấp yếm khí của hạt.

Nguyên nhân thứ ba: Do chất lượng nước sử dụng để ngâm hạt và ủ hạt không đảm bảo. Nước quá “mềm” thiếu khoáng chất như Ca2+, Mg2+, Cu2+… đặc biệt là nhiễm nấm khuẩn là nguyên nhân trực tiếp làm nhớt giá, giảm độ cứng giòn của giá. Ngoài ra khi giá bị nhớt kèm theo sự phát sinh, phát triển mạnh của nấm khuẩn gây mùi hôi làm giá đỗ mất mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt nếu ăn sống giá đỗ bị nhiễm nấm khuẩn sẽ không tốt cho sức khỏe đường ruột, đôi khi gây tiêu chảy cho người sử dụng.

Nguyên nhân thứ tư: Do sự tích tụ của nấm khuẩn gây bệnh trong các dụng cụ chuyên dùng ủ hạt đặc biệt là nấm gây thối và đen đầu thân mầm. Nấm khuẩn gây bệnh thường phát sinh ở thời kỳ ngâm hạt và phát triển mạnh ở thời kỳ ủ hạt (3-4 ngày).

Do dụng cụ chuyên dùng sản xuất giá đỗ không được khử trùng thường xuyên, dẫn đến tích tụ nấm khuẩn gây bệnh làm cho giá hay bị thối và đen đầu thân mầm, sau khi ra giá thời gian bảo quản không được lâu, chất lượng giá xuống rất nhanh khi đem ra thị trường bán.

Nguyên nhân thứ năm: Do sự sinh nhiệt trong khi ủ giá và quá trình tưới - rửa giá không phù hợp. Trong thời kỳ ủ hạt nếu tra hạt với mật độ quá dày, điều kiện bên trong khoang ủ không thông thoáng, kém sự lưu thông khí dẫn đến khả năng hô hấp của hạt không được thuận lợi (thiếu ôxi là điều kiện tạo ra quá trình hô hấp vô hiệu) đồng thời quá trình hô hấp của hạt thường sinh nhiệt làm bên trong khoang ủ giá nóng lên. Tất cả điều này làm cho sự phát triển kéo dài của mầm giá bị cản trở dẫn đến mầm giá không đồng đều, thân mầm nhỏ và yếu, ở ngày cuối trước khi ra giá thường có mùi hôi, giá mềm, không cứng giòn, mất màu trắng, khi đem ra ngoài thường hay bị thâm, thối nhanh.

Vì vậy trong quá trình ủ giá cần chú ý tưới nước cho giá (mục đích làm giảm nhiệt độ trong khoang ủ) kết hợp với rửa giá có bổ sung chế phẩm sinh học nhằm khắc phục những vấn đề nêu trên.   3. Giải pháp toàn diện để Giá Đỗ có sản lượng cao và chất lượng tốt Giá đỗ chất lượng cao là gì ? Làm giá đỗ rất đơn giản tuy nhiên làm thế nào để sản xuất ra một sản lượng lớn mang tính chất kinh doanh hàng hóa mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, năng suất cao, bền vững lại là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

Thông thường 1kg hạt đậu xanh tùy vào “điều kiện sản xuất” người ta có thể cho ra sản lượng từ 6-8kg giá đậu, nhiều trường hợp lên tới 9-12kg giá đậu thành phẩm. Để có sản lượng giá cao người sản xuất thường phải dùng các chất kích thích, trước kia SHS được bà con ưa chuộng bởi giá rẻ và cho sản lượng giá rất cao, thời gian ủ lại ngắn (SHS được mua từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch). Tuy nhiên 2-3 năm trở lại đây SHS bị cấm lưu hành do các tác động gây hại của nó. Theo TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) thì trong SHS có chứa p-chlorophenoxyaceticvà benzylaminopurine được hòa tan trong dung dịch Na2CO3. Cả 2 hợp chất này đều không có trong danh mục các hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ y tế quy định và cũng không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng do Bộ nông nghiệp quy định. Như vậy qua phân tích trên có thể thấy muốn sản xuất giá đỗ với sản lượng lớn, chất lượng cao không hề đơn giản. Để sản xuất giá bền vững và hiệu quả kinh tế người sản xuất cần đạt được hai tiêu chí về chất lượng và sản lượng như sau:

+ Tiêu chí về sản lượng: Cứ 1kg hạt đậu xanh sản xuất tối thiểu được 7-8kg mầm giá thành phẩm.

+ Tiêu chí về chất lượng: mầm giá trắng đều, đường kính 2-3mm, chiều dài giá tùy thị hiếu người tiêu dùng(4-5-7cm).

Quan trọng hơn cả là giá có độ giòn, có mùi thơm đặc trưng, không bị nhớt, không có mùi hôi khó chịu, giá không bị thâm thối khi bán ngoài thị trường, thời gian bảo quản kéo dài và đặc biệt giá đỗ thành phẩm không được nhiễm nấm khuẩn gây bệnh. Nếu giá nhiễm nấm khuẩn vừa làm giảm chất lượng giá đỗ vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Sau đây là kỹ thuật làm:

1. Chuẩn bị nguyên liệu

- Chọn hạt giống: Hạt nhỏ, đều, chắc, mẩy, loại bỏ những hạt lép, lửng, tạp chất, sâu mọt. Nên dùng loại đỗ mới thu hoạch để làm giá, như vậy tỷ lệ nảy mầm của hạt sẽ cao (xấp xỉ 100%).
- Các dụng liên quan:
 + Dụng cụ dùng để ủ: là một chiếc lu nhựa, khạp nhựa , thùng nhựa, lu xành  hay thùng bằng nhôm, dung tích 40-100 lít, dưới đáy có bố trí khoá nước dùng để  tháo nước khỏi thùng ủ khi cần. Lưu ý dụng cụ làm giá phải được khử trùng thường xuyên hạn chế nấm gây thối thân mầm, dụng cụ càng to thì càng khó làm vì khó kiểm xoát và kiểm tra giá thể, khó vệ sinh khử trùng thiết bị.
+ Các giá thể lót: lá tre, lá chuối sạch có thể đan thành vỉ…

2. Ngâm hạt

- Cho hạt vào nước để loại bỏ hạt lép, lửng.
- Ngâm hạt trong nước vôi trong (hoặc nước hơi ấm) trong thời gian 4-5h (thời gian ngâm tùy thuộc vào chất lượng của hạt)

Để tăng tỷ lệ nảy mầm cũng như giúp cho phôi hạn khỏe hơn, hạt hô hấp hoàn toàn khi ngâm hạt thì bà con nên dùng chế phẩm sinh học vườn sinh thái để ngâm hạt. 

*Cách sử dụng: Dùng 5ml chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 8-10 lít nước ngâm hạt tiếp trong khoảng thời gian 40-60 phút. 

Ứng dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trong quá trình sản xuất giá đỗ đang là 1 giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao sản lượng cũng như chất lượng giá đỗ thương phẩm, đồng thời hạn chế giá đỗ bị thối, thâm mầm giá. Một số cơ sở sản xuất giá đỗ Tại Hà Nội, Hòa Bình khi ngâm hạt đạt hiệu quả rất cao, cứ 1kg hạt đậu xanh có thể sản xuất được 8-9kg mầm giá sạch chất lượng cao, an toàn tới sức khỏe cộng đồng.

3. Ủ đỗ

Trước khi đổ đỗ vào thùng để ủ, dùng các viên gạch xếp dưới đáy theo chiều dựng nghiêng, xếp kiểu xoè nan quạt, có tác dụng thoát nước nhanh khi tưới, đặt vỉ tre lên, lót lá tre, lá chuối tươi rồi đổ đỗ xanh lên. Cứ một lớp đỗ xanh lại phủ một lớp lá tạo khoảng thoáng để đỗ dễ mọc mầm. Khi đổ hết đỗ vào thùng, phủ lớp lá cuối cùng và đậy lên trên bằng một vỉ tre khác, che phủ kín bằng vỉ cói, bao tải không cho ánh sáng lọt vào, tiếp theo dùng một vài viên gạch sạch đè lên. Lúc đầu đỗ chưa mọc, đè khoảng 2 viên, sau 2 ngày, đỗ xanh hút nước nứt nanh nở to, đặt khoảng 10 viên, ngày thứ 3- 4 đặt 15 viên (hoặc dùng vật khác nặng tương tự để đè).

Mục đích chèn nặng để khi đỗ mọc mạnh không đội vỉ lên, mặt khác khi lèn chặt, thân giá sẽ mập hơn và thẳng hơn.

4. Chăm sóc đỗ sau khi ủ

- Trong ngày thứ nhất và thứ 2: Trong 2 ngày đầu sau khi ủ, mỗi ngày ngâm nước một lần trong thời gian 10-15 phút (dùng 5ml Chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 10-15 lít nước để ngâm) và tưới nước 4-5 lần (khoảng 5 giờ tưới một lần, kể cả ban đêm).

Mỗi lần tưới, cho nước sạch vào thùng, mở khoá tháo nước dưới đáy thùng đến khi dùng tay sờ thấy nước mát là được. Vì trong quá trình nảy mầm các hạt đỗ thường sinh ra một nhiệt lượng và cần nước để thực hiện các phản ứng hóa sinh trong hạt. Vì vậy trong khi ủ, nhất thiết không để khối ủ bốc nóng, từ đó sẽ làm hỏng giá đỗ. Nên sử dụng nước lạnh để tưới để hạ thấp nhiệt độ tránh làm hỏng giá

- Trong ngày thứ ba và thứ tư: mỗi ngày ngâm 3 lần vào buổi sáng-trưa và tối, mỗi lần 15 phút (vẫn rửa 5 lần/ngày).

- Đến ngày thứ năm thì ra giá. Trước khi dỡ giá, ngâm liền 1 giờ vào buổi sáng, giá sẽ giòn, tươi lâu.

Chú ý: Đối với các hộ sản xuất ủ nhiều thùng, cần tính toán sao cho việc tưới và ủ được tiến hành một cách tuần tự, làm từng thùng một, việc ra giá cũng tuần tự, thùng ủ trước ra giá trước, ủ sau ra sau. Lưu ý khi ngâm và tưới cho thùng ủ, các vật liệu che lót và đè nén vẫn giữ nguyên để che sáng cho khối ủ, có như vậy giá đỗ mới trắng.

5. Kỹ thuật ra giá

Sau khoảng 4- 5 ngày ủ tuỳ thời tiết, có thể ra giá. Khi dỡ giá khỏi thùng cần để sẵn một thùng nước sạch bên cạnh, một chiếc sảo lỗ to (1x1cm). Dỡ từng lớp giá ra, cho vào sảo sàng qua lại vài lượt để vỏ đỗ và hạt không nảy mầm lọt qua sảo rơi xuống, giá sạch giữ lại phía trên, rửa qua nước sạch để loại bỏ chất chua trên thân giá là được.

6. Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi ra giá

Giá được coi là tốt khi màu sắc thân giá trắng đều, hạt đỗ vàng sáng, rễ màu nâu nhạt, lá màu vàng hay xanh nhạt, chiều dài thân giá 3- 5cm, đường kính thân giá 2,5- 3mm, rễ không quá 1cm, lá không quá 3mm... là đạt tiêu chuẩn.

 Nguồn bài viết: Tạp trí nông nghiệp

Cơ sở ép thổi nhựa Thiên Phúc chuyên ép thổi các sản phẩm nhựa dân dụng.

Lu nhựa làm giá đỗ bằng nhựa HDPE dẻo.

Lu Nhựa làm giá đỗ có trọng lượng khoảng  1,7kg.

Kích thước: Cao 40(cm) x Đường kính 35(cm)

Lu nhựa rất bền, cứng.

Lu nhựa làm giá đỗ rất nhẹ, bèn, khó vỡ bể so với lu xành.
Điên thoại: 0907557409 - 0868 901 070

Website: sieuthinhuasaigon.com - nhuathienphuc.com

Email: sieuthinhuasaigon@gmail.com

địa chỉ : 221/76c Đông Thạnh - Hóc Môn - Tphcm

 

Các tin khác

Đăng nhập thành viên

Quên mật khẩu